Tháng 8

Rối loạn kinh nguyệt sau phá thai là do đâu? Cách xử lý ra sao?

Người tham vấn : admin
Ngày viết : 28/03/2024

Sau khi phá thai chị em có thể sẽ gặp phải một số biến chứng, tác dụng phụ. Trong đó nhiều chị em bị rối loạn kinh nguyệt sau phá thai. Vậy tại sao lại gặp phải hiện tượng này, có nguy hiểm không? Cách khắc phục hiệu quả là gì? Tất cả sẽ được Tư Vấn Bác Sĩ chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau phá thai?

Phá thai là hoạt động đình chỉ thai nghén mà không chị em nào mong muốn. Nhưng do nhiều lý do bất đắc dĩ phải chấm dứt quá trình mang thai.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp phá thai như phá thai bằng thuốc, hút thai, nong gắp… Và hầu hết sau khi đình chỉ thai kỳ thì chị em thường bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt như: bị rong kinh, không có kinh nguyệt, lượng kinh ít, kinh nguyệt có mùi, có màu khác thường hay bị vón cục… Những vấn đề này khiến chị em rất lo lắng và bất an.

Vật tại sao lại bị rối loạn kinh nguyệt sau phá thai? Với vấn đề này các chuyên gia sản phụ khoa cho biết là do hệ quả của việc phá thai không an toàn, không hiệu quả, phá thai còn sót và một vài nguyên nhân khác, cụ thể như sau:

1. Do rối loạn nội tiết tố

Chu kỳ kinh nguyệt sau khi phá thai là bị rối loạn nội tiết tố. Bởi khi chị em mang thai, nội tiết tố trong cơ thể đang bị thay đổi để phù hợp với việc mang thai. Khi thực hiện phá thai thì chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của nội tiết tố.

Sau khi phá thai thì nội tiết tố cần một thời gian để ổn định trở lại nên hầu hết chị em sẽ gặp phải hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Nếu do nguyên nhân này thì kinh nguyệt sẽ nhanh ổn định. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì bạn nên thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân và khắc phục kịp thời.

2. Do tâm lý không ổn định

Khi chị em quyết định phá thai dù do bất kỳ lý do nào thì cũng sẽ cảm thấy tội lỗi, lo lắng, mệt mỏi, buồn bã. Có rất nhiều người còn bị trầm cảm. Khi tâm lý không ổn định kéo dài sẽ làm ức chế hoạt động của tuyến yên, vùng dưới đồi. Mà 2 cơ quan có chức năng điều phối chu kỳ kinh nên chị em sẽ bị rối loạn kinh nguyệt.

3. Do cơ quan sinh sản chưa hồi phục

Chị em đình chỉ thai nghén bằng thuốc hay các thủ thuật nạo hút thai thì đều có tác động đến tử cung, cổ tử cung, cơ quan sinh dục, âm đạo. Tử cung là cơ quan sản xuất nội mạc cổ tử cung để đào thải máu kinh ra ngoài.

Vì thế nếu chị em thực hiện phá thai không an toàn thì những bộ phận trên rất dễ bị thương tổn và lâu hồi phục, làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan. Chính vì vậy, sau khi phá thai chị em sẽ thấy kinh nguyệt không đều.

4. Do biến chứng khi phá thai

Tiến hành phá thai ở những cơ sở y tế kém chất lượng, bác sĩ tay nghề kém, kỹ thuật không cao chị em dễ gặp phải những biến chứng như: Dính tử cung, dính buồng trứng, thủng tử cung, bị sót nhau, sót thai, nhiễm trùng,…

Những biến chứng trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản, có thể gây vô sinh hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt, băng huyết, rong kinh,….Nếu không xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ.

5. Dấu hiệu mang thai lại

Nếu như chị em sau khi phá thai thực hiện quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su và thấy kinh nguyệt đến chậm thì có thể bạn có thai lại. Bởi trường hợp cơ thể người bệnh hồi phục nhanh, buồng trứng hoạt động bình thường thì sẽ có khả năng mang thai.

Rối loạn kinh nguyệt sau phá thai có nguy hiểm không?

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt xuất hiện chắc chắn sẽ gây ra những ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của chị em phụ nữ. Cụ thể là:

  • Gây thiếu máu, mệt mỏi

Trường hợp sau phá thai chị em bị rong kinh, kinh nguyệt kéo dài, lượng máu kinh ra nhiều thì có thể gây thiếu máu trầm trọng. Chị em cảm thấy cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mắt, suy nhược, thậm chí là ngất.

  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Rối loạn kinh nguyệt sau phá thai khiến chị em lo lắng và căng thẳng, không thể tập trung cho công việc, cho cuộc sống hằng ngày. Làm giảm hiệu quả công việc và rối loạn sinh hoạt.

  • Tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín

Rối loạn kinh nguyệt kéo dài, đặc biệt là rong kinh khiến vùng kín luôn ẩm ướt, vùng kín nhạy cảm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập và tấn công vùng kín gây viêm nhiễm phụ khoa.

  • Nguy cơ bị vô sinh – hiếm muộn

Trường hợp rối loạn kinh nguyệt sau phá thai do cổ tử cung, tử cung, buồng trứng bị tổn thương thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, trứng không thể gặp tinh trùng. Điều này sẽ làm giảm khả năng thụ thai, tăng nguy cơ bị vô sinh – hiếm muộn.

  • Ảnh hưởng xấu đến nhan sắc

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì chu kỳ kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt do nội tiết tố thì làn da dễ bị lão hóa với các vết nhăn, da sạm, xuất hiện nám, tàn nhang,…Ảnh hưởng không nhỏ đến nhan sắc của nữ giới.

Sau phá thai bao lâu thì kinh nguyệt bình thường trở lại?

Sau khi phá thai bao lâu thì kinh nguyệt bình thường trở lại? Với vấn đề này bác sĩ chia sẻ thời gian có kinh trở lại sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người, số lần phá thai nhiều hay ít hay từng phương pháp phá thai mà bạn lựa chọn.

Thông thường, nếu chị em uống thuốc phá thai thì sau khoảng 1 tháng sẽ bắt đầu có kinh. Chị em có thể theo dõi xem chu kỳ kinh mới này có kéo dài không, có bị rong kinh không, máu kinh có nhiều không, có màu sắc thay đổi không để khám chữa kịp thời, xử lý tác dụng phụ của thuốc phá thai.

Đối với trường hợp chị em nạo hút thai thì sau 4 – 8 tuần kể từ ngày thực hiện thì kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường. Khoảng thời gian này đủ để các cơ quan sinh dục – sinh sản hồi phục, nội tiết trở lại bình thường.

Tuy nhiên, đối với những chị em có sức khỏe yếu, đã phá thai nhiều lần, phá thai mất nhiều máu thì thời gian có kinh nguyệt trở lại sẽ lâu hơn bình thường. Do đó nếu sau phá thai hơn 1 tháng mà kinh nguyệt chưa có thì cũng không cần quá lo lắng.

Nếu sau 2 tháng kinh nguyệt chưa có hay bị rối loạn kinh nguyệt thì nên đến gặp bác sĩ sớm để kiểm tra. Bởi nó có thể là dấu hiệu phá thai không an toàn, bị bệnh phụ khoa.

Rối loạn kinh nguyệt sau phá thai khi nào cần gặp bác sĩ?

Sau khi phá thai chị em có thể gặp phải nhiều biểu hiện bất thường như rối loạn kinh nguyệt. Chị em sau khi phá thai cần tái khám để bác sĩ kiểm tra khả năng hồi phục, phát hiện biến chứng và khắc phục kịp thời.

Rối loạn kinh nguyệt sau phá thai khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu do rối loạn nội tiết tố thì khi nội tiết ổn định kinh nguyệt bình thường sẽ không phải thăm khám. Còn nếu như gặp phải những vấn đề sau thì chị em nên thăm khám.

  • Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, máu kinh có màu nâu đen, lượng kinh ít hay máu kinh chảy ồ ạt, rong kinh. Trước sau kỳ kinh nguyệt khí hư ra nhiều có màu nâu đen.
  • Kinh nguyệt kéo dài xảy ra trong nhiều tháng thì nên thăm khám, kiểm tra.
  • Rối loạn kinh nguyệt kèm theo những triệu chứng như vùng kín ngứa ngáy, đau rát. Khí hư ra nhiều bất thường có màu sắc lạ như trắng đục, vàng, xanh.
  • Đau bụng kinh, đau bụng dưới, đau vùng lưng.
  • Trường hợp sau phá thai hơn 2 tháng không có kinh nguyệt trở lại cũng nên đi khám.

Cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt sau khi phá thai

Phát hiện bị rối loạn kinh nguyệt sau khi phá thai thì chị em nên đến các cơ sở y tế để phát hiện nguyên nhân và khắc phục kịp thời.

  • Trường hợp do tâm lý: Chị em nên điều chỉnh tâm lý thoải mái, không lo âu, trò chuyện với bạn bè, người thân để giải tỏa tâm trạng, sức khỏe mau hồi phục.
  • Trường hợp do rối loạn nội tiết: Chị em cần nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ, khoa học nhiều chất dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao đều đặn.
  • Trường hợp do hệ quả của nạo phá thai: Dựa vào từng biến chứng bác sĩ sẽ sử dụng các biện pháp can thiệp kịp thời để xử lý dứt điểm.

Ngoài ra để khắc phục rối loạn kinh nguyệt, điều hòa kinh nguyệt thì bạn có thể thực hiện theo các biện pháp sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Sức khỏe phụ nữ bị suy giảm sau khi phá thai. Vì thế để đảm bảo sức khỏe tốt thì chị em cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Có thể bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều protein, sữa, ngũ cốc, rau xanh, trái cây,…

Đồng thời nên hạn chế ăn thực phẩm tươi sống, chưa chế biến kỹ, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ. Tránh uống rượu bia, thuốc lá, đồ ăn lạnh có tính hàn.

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Phá thai xong cơ quan sinh sản có nguy cơ bị viêm nhiễm cao, chị em cần chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh phù hợp. Nhưng không thụt rửa sâu trong âm đạo hay vệ sinh quá nhiều lần, quá sạch sẽ tiêu diệt lợi khuẩn.

Nếu chị em muốn phá thai an toàn, không biến chứng, không bị rối loạn kinh nguyệt. Hay chị em bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh muốn thăm khám thì có thể đến với Phòng Khám Đa Khoa Bắc Ninh để khám chữa.

Phòng khám ở số 248 đường Trần Hưng Đạo, Tiền An, Bắc Ninh với bác sĩ chuyên phụ sản khoa giỏi, tay nghề cao cùng với kỹ thuật hiện đại, máy móc công nghệ cao sẽ giúp chị em đình chỉ thai nghén an toàn, không biến chứng. Phát hiện nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau phá thai nhanh chóng, xử lý hiệu quả.

Trên đây là những thông tin có liên quan đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau phá thai mà nhiều chị em đang gặp phải. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ ngay với tuvanbacsi.com, các bác sĩ sẽ giải đáp cho bạn miễn phí.

Nếu bài đọc hữu ích đừng quên chia sẻ nhé!

Bài viết liên quan

Tình trạng 1 tháng có kinh 2 hay 3 lần, thậm chí tới 4 lần là dấu hiệu bất thường về chu kỳ kinh nguyệt…
Chậm kinh (hay trễ kinh) là tình trạng thường gặp ở không ít phụ nữ. Tuy nhiên, việc chậm kinh 2 – 3 tháng nhưng…
Có kinh nhiều lần trong một tháng có sao không? Có nguy hiểm không? Là câu hỏi mà tuvanbacsi.com nhận được nhiều nhất thời gian…

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !