Tháng 8

Chậm kinh 2 – 3 tháng nguyên nhân do đâu? Phải làm sao?

Người tham vấn : admin
Ngày viết : 18/04/2024

Chậm kinh (hay trễ kinh) là tình trạng thường gặp ở không ít phụ nữ. Tuy nhiên, việc chậm kinh 2 – 3 tháng nhưng không phải có thai, trễ kinh kéo dài khiến chị em lo lắng. Để giải đáp cho vấn đề này hãy cùng Tuvanbacsi tìm hiểu qua bài viết chia sẻ sau đây.

Chậm kinh nguyệt là như thế nào?

Chậm kinh chính là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới gặp bất thường. Là việc khi tới kỳ hành kinh nhưng vẫn không xuất hiện kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt thông thường sẽ vào khoảng 30 – 35 ngày. Nếu quá 35 ngày kể từ ngày hết kinh lần trước vẫn chưa có kinh nguyệt thì được gọi là chậm kinh. Nữ giới chậm kinh 3 tháng liên tiếp có thể xem là bị vô kinh.

Các nguyên nhân gây chậm kinh nguyệt

Các bác sĩ phụ khoa cho biết, việc chậm kinh không nhất định là dấu hiệu của có thai. Hiện tượng này đôi khi là dấu hiệu bệnh lý, hay phản ánh tình trạng sức khỏe ở nữ giới. Vì vậy chậm kinh có thể do các nguyên nhân phổ biến như:

1. Chậm kinh là dấu hiệu mang thai

Việc chậm kinh nguyên nhân phổ biến có thể do bạn đang mang thai. Để kiểm tra chính xác bạn có thể dùng que thử thai. Sử dụng que thử sau khi chậm kinh được 1 tháng. Nếu 2 vạch thì có thể bạn đã mang thai, còn 1 vạch có nghĩa chậm kinh do nguyên nhân khác.

2. Căng thẳng, stress

Tinh thần bất ổn, thường xuyên căng thẳng, stress cũng sẽ khiến bạn dễ bị chậm kinh. Khi stress cơ thể sẽ tiết ra một số hormone như: adrenaline, cortisol… Chúng gây ảnh hưởng tới quá trình tạo ra estrogen trong kỳ kinh nguyệt.

3. Giảm cân quá mức

Với các bạn nữ đang trong quá trình giảm cân thì việc trậm kinh hoặc mất kinh rất có thể xảy ra. Nguyên nhân là do việc giảm cân quá mức gây ảnh hưởng ở vùng dưới đồi – cơ quan chịu trách nhiệm điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Dẫn đến cơ thể không sản xuất đủ lượng estrogen cho kỳ kinh gây ra chậm kinh.

4. Tăng cân đột ngột

Không chỉ giảm cân, việc tăng cân quá nhanh cũng có thể khiến chị em bị chậm kinh. Tăng cân quá mức khiến cơ thể sản sinh ra lượng estrogen lớn trong thời gian ngắn. Điều này làm lớp nội mạc tử cung phát triển quá mức và dẫn đến không ổn định.

5. Vận động quá sức

Tình trạng vận động quá sức thường thấy ở những vận động viên chuyên nghiệp. Việc tập luyện ở cường độ cao và không bổ sung được năng lượng cần thiết sẽ khiến cơ thể không sản xuất đủ estrogen để duy trì chu kỳ kinh nguyệt.

6. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc chữa bệnh có thể gây ra tình trạng chậm kinh như: thuốc chữa trầm cảm, thuốc tránh thai, thuốc dùng trong hóa trị, thuốc thần kinh…

7. Dùng chất kích thích

Uống nhiều rượu bia, sử dụng các chất kích thích đều sẽ gây ảnh hưởng tới hormone sinh sản khiến bạn bị rối loạn kinh nguyệt hoặc chậm kinh kéo dài.

Ví dụ như trong thuốc lá có chất nicotine gây tác động tới vùng chậu, làm giảm lượng oxy tới vùng xương chậu, ảnh hưởng trực tiếp tới lớp nội mạc tử cung.

Ngoài ra, thuốc lá sẽ khiến bạn dễ gặp các vấn đề liên quan tới ống dẫn trứng, làm giảm số lượng trứng và dẫn tới vô sinh.

8. Bệnh phụ khoa

Đây được xem như nguyên nhân phổ biến hiện nay khiến chị em bị chậm kinh. Một số bệnh phụ khoa thường kèm theo dấu hiệu chậm kinh như: viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng, u xơ tử cung, suy buồng trứng….

Đây đều là các bệnh phụ khoa ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản của nữ giới. Do đó khi bị chậm kinh kèm theo các biểu hiện như: máu kinh vón cục, khí hư có mùi hôi hoặc màu sắc lạ, đau bụng dưới, ngứa vùng kín…. Bạn cần nhanh chóng tới ngay các cơ sở y tế chuyên phụ khoa để kiểm tra và điều trị kịp thời.

9. Rối loạn nội tiết tố

Nội tiết tố ảnh hưởng rất nhiều tới chu kỳ kinh nguyệt. Khi nội tiết tố xảy ra bất thường sẽ khiến vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng hoạt động trục trặc dẫn tới rối loạn kinh nguyệt hay trễ kinh.

Bị trễ kinh phải làm sao?

Trễ kinh 2 hay 3 tháng rất dễ dẫn tới tình trạng vô kinh. Vì vậy, nữ giới cần lưu ý tới các triệu chứng khác có thể gặp cùng với việc không có kinh nguyệt, cụ thể như:

  • Rụng tóc.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Đau bụng, đau vùng xương chậu.
  • Nổi mụn vùng kín.
  • Tiết dịch ở mún vú.

Ngoài ra, nếu chị em gặp phải tình trạng chu kỳ kinh nguyệt dài, ngắn thất thường hay đến tuổi dậy thì nhưng không có kinh nguyệt, số ngày kinh không đều… Bạn cần tới ngay các cơ sở y tế chuyên phụ khoa để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn.

Đồng thời bạn cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách để tránh nhiễm trùng. Áp dụng các cách nhằm khắc phục tình trạng chậm kinh.

Cách khắc phục chậm kinh

Làm thế nào để khắc phục tình trạng chậm kinh? Các chuyên gia y tế chia sẻ, để khắc phục chậm kinh người bệnh cần lưu ý tới các vần đề sau:

  • Thói quen sinh hoạt: Hạn chế thức khuya, không làm việc quá sức, ngủ đủ giấc sẽ giú chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn.
  • Dinh dưỡng: Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin và đạm như: rau củ, trái cây, thịt bò, cá… Không ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo, không sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, đồ uống có ga, thuốc lá, cafe…
  • Thể thao: Thể dục đều đặn mỗi ngày khoảng 30 phút. Chơi các môn thể thao nhẹ. Không nên tập luyện quá sức.
  • Tinh thần: Luôn giữ tinh thần được thoải mái, sống lạc quan, vui vẻ. Tránh căng thẳng hay stress kéo dài.
  • Ngoài ra, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ để giúp sớm phát hiện mầm bệnh và được chữa trị kịp thời

Điều trị trễ kinh

Việc điều trị trễ kinh cần dựa trên nguyên nhân gây ra bệnh là gì. Dựa trên kết quả kiểm tra và kết luận tình trạng, bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị bệnh phù hợp, ví dụ như:

  • Sử dụng một số liệu pháp hormone để giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
  • Trường hợp bị vô sinh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc đặc trị hoặc có thể phẫu thuật.
  • Chậm kinh do buồng trứng đa nang có thể dùng thuốc kết hợp chế độ ăn uống, tập thể dục.
  • Trường hợp do bệnh phụ khoa sẽ tùy vào bệnh lý để có phác đồ điều trị thích hợp.

Kết luận

Chậm kinh (trễ kinh), bị rong kinh hay bế kinh, kinh nguyệt không đều, mất kinh nhiều tháng đều là vấn đề nữ giới cần lưu ý. Tình trạng này liên quan trực tiếp tới cơ quan sinh dục ở nữ. Do đó để tránh gặp phải vấn đề không may, chị em nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề chậm kinh kéo dài ở nữ giới. Nếu có thắc mắc cần được bác sĩ tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi qua khung chat online trên website để được hỗ trợ và giải đáp hoàn toàn miễn phí nhé.

Nếu bài đọc hữu ích đừng quên chia sẻ nhé!

Bài viết liên quan

Tình trạng 1 tháng có kinh 2 hay 3 lần, thậm chí tới 4 lần là dấu hiệu bất thường về chu kỳ kinh nguyệt…
Có kinh nhiều lần trong một tháng có sao không? Có nguy hiểm không? Là câu hỏi mà tuvanbacsi.com nhận được nhiều nhất thời gian…
Sau khi phá thai chị em có thể sẽ gặp phải một số biến chứng, tác dụng phụ. Trong đó nhiều chị em bị rối…

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !