Tháng 8

Trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ là bị bệnh gì? Cách xử lý như thế nào?

Người tham vấn : admin
Ngày viết : 08/09/2020

Nữ giới khi tới tuổi dậy thì việc có hành kinh là điều xảy ra vào hàng tháng. Nhưng có nhiều trường hợp chị em bị chậm kinh, đôi khi làm bị trễ kinh kèm theo đau bụng âm ỉ, khó chịu. Vậy hiện tượng trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ có phải là dấu hiệu bệnh lý? Hãy cùng Tư Vấn Bác Sĩ tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ là như thế nào?

Trễ kinh hay còn gọi là chậm kinh nguyệt, là hiện tượng chu kỳ một vòng kinh nguyệt diễn ra không đều nhau ở nữ giới. Đa số chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ là từ 30 – 35 ngày (tính từ ngày bắt đầu hành kinh của tháng này cho tới ngày đầu tiên hành kinh của tháng sau).

Đối với chị em nếu sau 35 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh của tháng trước nhưng vẫn chưa có kinh của tháng này thì có thể coi là bị trễ kinh. Trường hợp bị trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ thì khả năng cao đây là dấu hiệu của bệnh lý. Bạn nên sớm tới các địa chỉ khám phụ khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ là bị bệnh gì?

Trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ là hiện tượng không phải hiếm gặp ở nữ giới hiện nay. Để có thể điều trị dứt điểm trước hết bạn cần biết nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì. Các bác sĩ phụ khoa cho biết, tình trạng trễ kinh kèm theo đau bụng dưới âm ỉ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể như sau:

1. Trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ do mang thai

Mang thai chính là một trong số các nguyên nhân gây ra hiện tượng trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ. Với chị em sau khi quan hệ tình dục (không sử dụng biện pháp tránh thai) mà chậm kinh thì tỉ lệ cao là bạn đã có thai.

Lúc này lớp miên mạc sẽ giữ nguyên để hỗ trợ việc làm tổ cho thai nhi nên chu kỳ kinh sẽ không xảy ra nữa. Để chính xác xem mình có mang thai hay không bạn có thể mua que thử thai để kiểm tra.

Tuy nhiên, việc trễ kinh kèm đau bụng âm ỉ kéo dài còn có thể do bạn đang mang thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng biến chứng khi mang thai vô cùng nguy hiểm mà chị em cần lưu ý.

Thai nhi nếu để phát triển ở ngoài tử cung sẽ gây ra vỡ tử cung dẫn tới băng huyết, đe dọa đến tính mạng của thai phụ. Trường hợp này bạn cần tới ngay cơ sở y tế để bác sĩ xử lý kịp thời.

2. Do rối loạn nội tiết tố nữ

Tình trạng trễ kinh kèm theo đau bụng âm ỉ kéo dài rất có thể do bạn bị rối loạn nội tiết tố nữ. Ở nữ giới khi nội tiết tố trong cơ thể không ổn định sẽ làm ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt gây ra chậm kinh.

3. Trễ kinh do một số bệnh phụ khoa

Trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ có thể do một số bệnh lý phụ khoa gây nên. Theo các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, một số bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ có thể gây ra hiện tượng này như: u nang buồng trứng, viêm buồng trứng, u xơ tử cung, dính buồng trứng…

Những bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp tới chu kỳ hành kinh của nữ giới. Ngoài ra, khi mắc bệnh chị em còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như:

  • Khí hư ra nhiều, có mùi hôi tanh.
  • Ngứa rát vùng kín.
  • Chảu máu âm đạo bất thường.
  • Tiểu buốt, đau khi quan hệ tình dục.
  • Sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi.
  • Đau vùng bụng dưới.

Trong trường hợp nghi ngờ mình mắc bệnh phụ khoa, chị em cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Đây đều là các bệnh có sức ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của nữ giới.

4. Do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc phá thai, thuốc an thần, thuốc kháng sinh liều cao… có thể gây ra tác dụng phụ khiến bạn bị trễ kinh đau bụng lâm râm. Vì vậy chị em cần phải có sự chỉ định của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc này, không nên lạm dụng.

5. Do thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống

Bên cạnh các nguyên nhân trên thì hiện tượng trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ còn có thể do thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống không hợp lý gây nên.

Khi bạn hay thức khuya, dậy muộn sẽ khiến cơ thể hoạt động quá tải. Không hay thể dục, rèn luyện sức khỏe sẽ làm sức đề kháng của bạn kém đi dễ mắc các bệnh viêm nhiễm.

Cùng với đó là việc ăn uống không đủ dưỡng chất, sử dụng nhiều chất kích thích sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đặc biệt là chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ phải làm sao?

Trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ phải xử lý như thế nào? Đó cũng là thắc mắc chung của nhiều chị em phụ nữ khi gặp phải tình trạng này. Việc điều trị trễ kinh còn phụ thuộc nguyên nhân gây nên là gì. Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng này mà chị em có thể tham khảo:

1. Chữa trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ bằng nội khoa

Với các trường hợp do rối loạn nội tiết tố hay mắc bệnh phụ khoa ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc. Tùy vào tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp, ví dụ như:

  • Thuốc bổ sung nội tiết tố giúp cân bằng nội tiết tố
  • Thuốc kháng sinh, chống viêm để điều trị các bệnh phụ khoa.
  • Thuốc bổ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

2. Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa

Bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp ngoại khoa với các trường hợp bị bệnh viêm phụ khoa ở giai đoạn nặng. Lúc này, việc điều trị bằng thuốc không sẽ ít có tác dụng và lâu khỏi, do đó sẽ cần sự can thiệp của một số thủ thuật hiện đại.

Các kỹ thuật này sẽ giúp xử lý bệnh một cách nhanh chóng, triệt để đồng thời tăng cường khả năng hồi phục cũng như sức đề kháng của nữ giới. Giảm thiểu tổn thương gây ra và giúp chu kỳ kinh nguyệt trở ổn định trở lại.

3. Điều trị tại nhà

Với các nguyên nhân do cơ thể mệt mỏi, stress chị em có thể điều trị tại nhà bằng một số phương pháp dân gian. Cùng với đó là đảm bảo một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng trễ kinh.

Tuy nhiên, nếu tình trạng trễ kinh kèm đau bụng âm ỉ vẫn kéo dài và không có chuyển biến tích cực nào thì chị em nên tới ngay cơ sở y tế chuyên phụ khoa để được bác sĩ thăm khám và xác định rõ nguyên nhân của hiện tượng bạn đang gặp phải.

Trên đây là những thông tin về tình trạng trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Nếu có thắc mắc về sức khỏe cần bác sĩ giải đáp, hãy liên hệ ngay với tuvanbacsi.com qua khung chat online để được bác sĩ tư vấn miễn phí nhé.

Nếu bài đọc hữu ích đừng quên chia sẻ nhé !

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !