Tháng 8

Trẻ chậm nói chậm đi – Thái độ của cha mẹ tạo nên sự khác biệt lớn!

Người tham vấn : admin
Ngày viết : 12/04/2019

Bé chậm nói chậm đi là một trong các biểu hiện mà cha mẹ cần để ý. Ở một số gia đình, cha mẹ và người thân vẫn giữ thái độ chủ quan vì cho rằng trẻ con sẽ tự học nói. Ở một số gia đình khác, cha mẹ lại vội vàng cho con đi khám, chẩn đoán.

Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho cha mẹ một số kinh nghiệm để nhận biết, đánh giá tình trạng trẻ chậm nói chậm đi để giúp cha mẹ có quyết định đúng đắn.

Trẻ chậm đi chậm nói là gì?

Trẻ chậm nói chậm đi là khi đến độ tuổi các bạn đều đã phát triển thành thục kỹ năng đi, kỹ năng nói thì trẻ dường như bị chậm lại, và khó có thể phát triển. Đôi khi tình trạng này được cha mẹ nhận ra khá muộn, làm bỏ lỡ giai đoạn vàng can thiệp cho trẻ bằng các biện pháp giáo dục, dinh dưỡng.

Việc xác nhận này thường được đánh giá vào các ngưỡng chẩn đoán 9 tháng, 18 tháng, 24 tháng đối với trẻ tập đi và 12 tháng 18 tháng, 24 tháng đối với trẻ tập nói.

Các bậc cha mẹ có thể dễ dàng quan sát các dấu hiệu của trẻ chậm nói chậm đi. Chẳng hạn như ở mốc 1 tuổi, trẻ thường đã có thể bám tay vịn đi lò dò và cũng bắt đầu ê a một vài từ như bà, bố… Tất nhiên là sự phát triển của mỗi trẻ là khác nhau, có trẻ chậm đi thì nhanh biết nói và ngược lại.

Cha mẹ cần lo lắng với hiện tượng trẻ chậm nói chậm đi vì có những trường hợp trẻ có dấu hiệu bệnh lý về não bộ hoặc cơ răng hàm miệng hoặc có tật ở bàn chân dẫn đến việc trẻ chậm nói chậm đi. Lúc này, dấu hiệu chậm không chỉ là chậm hơn, chậm hơn một chút mà là trẻ sẽ liên tục không thể đạt được các kỹ năng mà ở một độ tuổi nhất định cần có.

Trẻ chậm nói chậm đi tuyệt chiêu từ chuyên gia giúp trẻ nhanh chóng biết nói biết đi

Đối với các trường hợp chậm đơn thuần, cha mẹ tích cực giúp trẻ hàng ngày nhé! Thái độ của cha mẹ là chìa khóa tạo nên sự khác biệt, giúp trẻ có thể nhanh chóng biết nói trôi chảy và biết đi.

Giúp trẻ chậm nói chậm đi đạt tốc độ đi mong muốn ở kỹ năng đi

Khi bé bắt đầu thể hiện muốn bám vịn để tập đi, cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ bằng cách nâng đỡ phần lưng để bé có thể đi dễ hơn. Trẻ sẽ cảm thấy rất an tâm vì luôn có mẹ ở bên. Những sự trợ giúp này của bạn sẽ động viên những trẻ nhút nhát rất nhiều. Một số loại xe tập đi cho trẻ cũng thiết kế để tạo sự hứng thú với việc tập đi cho trẻ như xe ba con chim, xe tròn quay…

Kể cả khi trẻ đã biết đi, thì cha mẹ cũng vần cần tích cực tạo cơ hội cho bé tập đi với các kỹ năng khó hơn như trèo lên ghế, hoặc tập ngồi ghế cao,…

Giúp trẻ chậm nói chậm đi đạt được khả năng sử dụng và hiểu ngôn ngữ

Trẻ chậm nói cần sự hỗ trợ lớn từ cha mẹ để có thể thành thục kỹ năng nói và tiến đến là khả năng giao tiếp bằng cách:

  • Mở rộng điều bé nói. Ví dụ bé chỉ vào cây và nói: con gà. Bạn sẽ trao đổi lại Con gà biết bay.
  • Cố tình làm một điều gì đó không đủ như quy trình bạn vẫn thường làm. Ví dụ lấy bát cơm nhưng chưa lấy thìa.
  • Cho con cơ hội để lựa chọn và hỏi: Con thích mặc áo màu xanh hay màu đỏ?
  • Khi bé muốn lấy món đồ, hãy dạy bé biết cách nhờ cha mẹ.
  • Nói ngắn gọn, rõ ràng nhưng không thêm Dạ, vâng ạ… vào câu nói để tránh bé hiểu sai trật tự.
  • Đặt câu hỏi cho bé và gợi mở bé trả lời.
  • Đọc truyện, đọc truyện và đọc truyện..

Chúc các bậc cha mẹ thành công giúp trẻ chậm nói chậm đi. Bạn hãy yên tâm rằng khi bé đã có thể đi, có thể nói một cách thành thục, gần như không có sự khác biệt lớn nào giữa một trẻ chậm nói chậm đi một vài tháng với các trẻ khác ở độ tuổi đi học.

Đừng bỏ lỡ thông tin trẻ chậm nói, chậm phát triển tại Omegajunior.vn mẹ nhé!

Nếu bài đọc hữu ích đừng quên chia sẻ nhé !

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !