Tháng 8

Cholesterol là gì? Cholesterol cao có gây nguy hiểm gì không?

Người tham vấn : admin
Ngày viết : 19/12/2019

Cholesterol đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể con người. Tuy nhiên, cholesterol cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nhiều bệnh nguy hiểm khác. Vậy cholesterol là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.

Cholesterol là gì?

Cholesterol là một trong những thành phần của lipid máu có vai trò quan trọng với hầu hết các hoạt động của cơ thể con người. Cholesterol có màu vàng nhạt là một dạng chất béo như sáp.

Cholesterol là gì

Cholesterol là gì?

Nó là thành phần không thể thiếu trong quá trình hoạt động tế bào sợi thần kinh được ổn định và hỗ trợ quá trình sản xuất hormone, vitamin D, các chất giúp tiêu hóa thức ăn, giúp cơ thể chúng tao phát triển bình thường và khỏe mạnh.

Cholesterol được sản sinh từ 2 nguồn chính, với 75% cholesterol được sản xuất từ gan và các cơ quan trong cơ thể, còn lại là từ thức ăn mà chúng ta hấp thụ. Một số loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol như: thịt, sữa, lòng đỏ trứng và nội tạng động vật.

Cholesterol có bao nhiêu loại?

Cholesterol trong cơ thể được chia thành 2 dạng chính là: HDL – CholesterolLDL – Cholesterol. Ngoài ra, ở loại LDL – Cholesterol còn xuất hiện một biến dạng là Lp(a) Cholesterol.

HDL – Cholesterol

Đây là dạng “cholesterol tốt”, chúng chiếm 25 – 30% hàm lượng cholesterol có trong máu. HDL – Cholesterol có vai trò vận chuyển cholesterol từ máu về gan và đưa cholesterol ra khỏi các mảng xơ vữa động mạnh giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch. Hàm lượng HDL – Cholesterol giảm đi có thể do thói quen hút thuốc lá, không tập thể dục, tăng cân – béo phì gây ra.

Cholesterol

LDL – Cholesterol

Hay còn được gọi là “cholesterol xấu”, chúng có vai trò vận chuyển hầu hết cholesterol trong cơ thể. Nhưng nếu lượng LDL – Cholesterol tăng cao sẽ gây lắng đọng mỡ ở thành mạch máu dễ dẫn tới xơ vữa động mạch. Các mảng xơ nữa này sẽ gây tắc hoặc hẹp mạch máu dẫn tới vỡ mạch máu đột ngột, nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não.

Lý do LDL – Cholesterol cao có thể do các chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt không lạnh mạnh như hút thuốc, sử dụng chất kích thích, không tập thể dục. Ngoài ra, những người bị huyết áp cao, tiểu đường cũng là nguyên nhân khiến LDL – Cholesterol tăng cao.

Lp(a) Cholesterol

Là một biến thể của LDL – Cholesterol, nếu hàm lượng Lp(a) Cholesterol tăng cao có thể dẫn tới việc hình thành các mảng xơ vữa động mạnh.

Kiểm tra cholesterol bằng cách nào?

Để kiểm tra xem hàm lượng cholesterol trong cơ thể là cao hay bình thường bạn sẽ cần làm xét nghiệm cholesterol. Xét nghiệm này còn có tên gọi là lipid panel sẽ cung cấp các thông tin về chỉ số cholesterol toàn phần, HDL cholesterol, LDL cholesterol và Lp(a) Cholesterol.

Cholesterol cao có nguy hiểm không

Chỉ số cholesterol sẽ được đo bằng mg/dL. Với một người bình thường thì các thông số sẽ như sau:

  • Cholesterol toàn phần: vào khoảng 125 – 200mg/dL
  • HDL Cholesterol: khoản từ 40mg/dL trở lên
  • LDL Cholesterol: dưới 100mg/dL
  • Lp(a) Cholesterol: dưới 150 mg/dL

Khi nào nên kiểm tra chỉ số cholesterol?

Việc kiểm tra cholesterol khi nào sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và tiền sử bệnh của người đó. Việc thực hiện xét nghiệm cholesterol cần diễn ra định kỳ, cụ thể như sau:

Với người từ 19 tuổi trở xuống:

  • Kiểm tra cholesterol lần đầu vào tầm tuổi từ 9 đến 11
  • Kiểm tra cholesterol định kỳ sau mỗi 5 năm.
  • Trong trường hợp gia đình có người bị cholesterol cao hay có tiền sử đau tim, đột quỵ thì có thể tiến hành kiểm tra cholesterol cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

xét nghiệm Cholesterol

Với người từ 20 tuổi trở lên:

  • Kiểm tra cholesterol định kỳ mỗi 5 năm/lần
  • Nam giới ở độ tuổi 45 – 65 và phụ nữ từ 55 – 65 tuổi trở lên thì cần kiểm tra cholesterol định kỳ 1 – 2 năm/lần.

Cholesterol cao có gây nguy hiểm gì không?

Cholesterol cao là tình trạng hàm lượng LDL – Cholesterol trong máu cao hơn mức bình thường. Khi tích tụ quá cao Cholesterol sẽ làm tắc hoặc hẹp động mạch gây cản trở sự lưu thông máu, làm giảm lượng máu tới các cơ quan và tế bào.

LDL – Cholesterol càng cao sẽ gây rất nhiều nguy hiểm tới sức khỏe, đặc biệt là bệnh về tim mạch do tim không nhận đủ máu giàu oxy. Một số biến chứng nguyên trọng do tình trạng LDL – Cholesterol tăng cao như:

  • Đột quỵ
  • Đau tim
  • Huyết áp cao
  • Đau thắt ngực
  • Xơ vữa động mạch
  • Nhồi máu cơ tim
  • Tai biến mạch máu não

Cách điều trị cholesterol tăng cao

Để có thể điều trị tình trạng cholesterol tăng cao người bệnh cần phối hợp nhiều biện pháp như: chế độ ăn uống, sinh hoạt, lối sống cùng một số phương pháp điều trị do bác sẽ chỉ định.

Điều trị bằng thuốc

Có một số loại thuốc giúp giảm nồng độ LDL – Cholesterol trong cơ thể. Bác sĩ sẽ dựa vào một số yếu tố như sức khỏe, tuổi tác, trình trạng bệnh để chỉ định cho bạn dùng và kết hợp các loại thuốc nào. Một số loại thuốc điều trị Cholesterol như:

  • Statin: giúp ngăn gan tiết ra thêm cholesterol và tác động khiến gan loại bỏ cholesterol ra khỏi máu. Thuốc giúp cơ thể tái hấp thu cholesterol từ các lắng đọng ở thành động mạch.
  • Resin kết nối axit mật: Thuốc giúp hạ cholesterol gián tiếp bằng việc kết hợp với axit mật, kích thích gan sử dụng cholesterol dư thừa để tạo thêm các axit mật, giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu.
  • Thuốc ức chế hấp thu cholesterol: Thuốc giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu bằng việc hạn chế khả năng hấp thu cholesterol trong đồ ăn. Thuốc có thể được kết hợp với Statin.

điều trị Cholesterol

Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Tập thể dục mỗi ngày như: đi bộ, đi xe đạp, chơi các môn thể thao
  • Hạn chế ăn thịt động vật, ăn ít muối
  • Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc
  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định tránh béo phì
  • Không sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ.

Trên đây là những giải đáp về vấn đề “cholesterol là gì” và các biện pháp giúp điều trị cholesterol một cách hiệu quả nhất mà tuvanbacsi.com muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hi vọng có thể giúp mọi người có thêm những thông tin bổ ích cho sức khỏe của mình và gia đình.

Nếu bài đọc hữu ích đừng quên chia sẻ nhé !

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !