Tháng 8

Bệnh giang mai là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị

Người tham vấn : admin
Ngày viết : 25/03/2024

Bệnh giang mai là căn bệnh xã hội nguy hiểm lây qua đường tình dục. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh giang mai? Biểu hiện và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau.

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai (tên khoa học là syphilis) là một trong số các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp hiện nay. Bệnh do xoắn khuẩn Treponema pallidum (còn có tên là xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Các xoắn khuẩn này trực tiếp tấn công vào các bộ phận sinh dục khi quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn.

Ngoài ra, xoắn khuẩn Treponema pallidum còn có thể tấn công bạn qua các vết xước trên da và  niêm mạc khi bạn tiếp xúc với dịch tiết từ vị trí bị tổn thương do giang mai gây ra. Trong trường hợp biến chứng nặng, chúng có thể phá hoại sức khỏe của tim và não bộ của người bệnh.

xoắn khuẩn giang mai

Trong quá trình thai kì ở phụ nữ, nếu người mẹ mắc bệnh, thai nhi cũng có nguy cơ cao lây nhiễm từ mẹ thông qua dây rốn hoặc khi người mẹ sinh con bằng biện pháp sinh thường.

Trường hợp này được gọi là giang mai bẩm sinh. Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn giang mai có thể mắc các dị tật bẩm sinh, các bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm não….nguy cơ cao dẫn đến tử vong.

Bệnh giang mai nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm loét cơ quan sinh dục, viêm khớp, tổn thương hệ thần kinh, mù lòa…….

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Nằm trong nhóm các bệnh xã hội nguy hiểm, bệnh giang mai cũng có hình thức lây truyền chủ yếu qua các con đường sau:

Quan hệ tình dục không an toàn

Đây là con đường lây bệnh phổ biến và chủ yếu nhất. Có đến 90% trường hợp mắc bệnh giang mai thông qua con đường tình dục. Những người có thói quen quan hệ tình dục bừa bãi, có nhiều bạn tình, quan hệ với gái mại dâm, quan hệ không dùng biện pháp an toàn, quan hệ tình dục bằng miệng, đường hậu môn….là những nguyên nhân điển hình dẫn đến nhiễm bệnh cho bạn.

nguyên nhân gây bệnh giang mai

Lây nhiễm qua đường máu

Trong máu của người mắc bệnh luôn tồn tại các xoắn khuẩn giang mai. Nếu vô tình bạn nhận máu từ những người này, các xoắn khuẩn giang mai sẽ đi theo đường máu, xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh cho bạn.

Ngoài ra, việc sử dụng chung bơm kim tiêm với người khác cũng khiến bạn có nguy cơ bị lây bệnh giang mai.

Lây truyền từ mẹ sang con

Nếu bạn mắc bệnh giang mai nhưng không biết, hoặc trong quá trình mang thai bạn vô tình nhiễm phải bệnh thì nguy cơ rất cao thai nhi sẽ bị nhiễm bệnh từ bạn.

Lúc này, thai nhi mắc bệnh thông qua nhau thai, dây rốn hoặc qua âm đạo người mẹ khi sinh con bằng biện pháp sinh thường. Điều này dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị mắc bệnh giang mai bẩm sinh. Bệnh có thể khiến trẻ gặp các dị tật bẩm sinh cực kì nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Lây nhiễm qua vật trung gian

Khi một người nào đó bị nhiễm bệnh thì tất cả những đồ dùng cá nhân của họ như: khăn tắm, đồ lót, dụng cụ vệ sinh…..đều có thể tồn tại các xoắn khuẩn giang mai.

bệnh giang mai

Do đó, nếu bạn có thói quen dùng chung các đồ dùng cá nhân với người khác thì bạn cũng sẽ gặp các nguy cơ lây bệnh. Tuy đây là trường hợp ít gặp nhưng tốt nhất bạn không nên chủ quan.

Triệu chứng của bệnh giang mai

Thông thường, bệnh giang mai thường trải qua 4 giai đoạn. Các triệu chứng ở mỗi giai đoạn thường không giống nhau. Có những giai đoạn, người bệnh không nhận thấy bất kì triệu chứng nào khác thường. Cụ thể:

Giai đoạn đầu

Sau khi tiếp xúc với các xoắn khuẩn giang mai từ 3 đến 90 ngày, bạn sẽ nhận thấy các vết loét nông tại bộ phận sinh dục, chúng có hình tròn hoặc hình bầu dục, màu đỏ và cứng, Các vết này không gây đau hay ngứa cho người bệnh.

Vị trí thường mọc của các nốt này thường là ở niêm mạc sinh dục. Ở nữ giới gặp ở môi lớn môi bé và mép âm hộ. Nam giới hay gặp ở bao quy đầu, miệng sáo, thân dương vật…Ngoài ra chúng có thể xuất hiện ở cả miệng, môi và lưỡi người bệnh. 

Đặc điểm chung của các nốt săn giang mai là không gây đau ngứa hay chảy mủ. Chính vì vậy, người bệnh thường chủ quan với các triệu chứng này.

giang mai

Giai đoạn 2

Là giai đoạn diễn ra sau khoảng 6-8 tuần khi có triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu. Lúc này, các triệu chứng xuất hiện rõ ràng và dễ phát hiện hơn. Các vết mẩn ban màu đỏ nổi lên khắp cơ thể người bệnh, không gây ngứa.

Người bệnh sẽ gặp thêm một số các triệu chứng khác như: cảm cúm, đau đầu, tóc rụng nhiều không rõ nguyên nhân. Các nốt này thường xuất hiện từ 1-3 tuần rồi nhạt dần và biến mất hoàn toàn. Bệnh đến thời điểm này vẫn chưa được phát hiện để điều trị thì sẽ dẫn đến giang mai mãn tính.

nguyên nhân bệnh giang mai

Giai đoạn 3

Đây được coi là giai đoạn tiềm ẩn của bệnh. Bởi giai đoạn này có thể kéo dài đến nhiều năm, thậm chí là hàng chục năm kể từ khi nhiễm bệnh. Đây là giai đoạn vô cùng nguy hiểm.

Các xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập vào các bộ phận quan trọng như hệ thần kinh, ngũ tạng….Tuy nhiên, chúng lại không gây ra bất kì các dấu hiệu bất thường nào cho bạn.

Giai đoạn cuối

Đây là lúc mà các xoắn khuẩn giang mai bùng phát, phá hủy các bộ phận của cơ thể bạn sau quá trình ủ bệnh rất dài. Các triệu chứng người bệnh nhận thấy lúc này là đau nhức xương khớp, tổn thương hệ thần kinh, mất trí nhớ, mù lòa….và có thể gây tử vong cho người bệnh bất kì lúc nào.

Tác hại của bệnh giang mai

Giang mai là một trong số các bệnh lý điển hình trong nhóm bệnh xã hội. Bởi những ảnh hưởng xấu của nó gây ra cho người bệnh là cực kì lớn. Những tiêu cực bạn sẽ gặp phải khi mắc bệnh có thể là:

Khó khăn trong sinh hoạt

Khi nhiễm bệnh, các xoắn khuẩn giang mai xâm nhập làm tổn thương đốt sống lưng của người bệnh. Đối với nam giới, bàng quang sẽ chịu nhiều tác động xấu, dẫn đến tình trạng tiểu tiện khó kiểm soát, tiểu buốt, tiểu rắt. Gây ra nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh.

Hoạt động hàng ngày của người mắc bệnh giang mai gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là trong hoạt động tình dục. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn khó chịu khi quan hệ.

tác hại của bệnh giang mai

Hậu quả có thể dẫn đến tình trạng suy giảm ham muốn, stress….cho người bệnh đồng thời còn lây nhiễm cho bạn tình của họ.

Dẫn đến các tổn thương khác

Bệnh giang mai không được ngăn chặn điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương khác cho người bệnh như:

  • Tê liệt tủy sống: Khi các xoắn khuẩn tồn tại trong cơ thể, chúng phát triển ngày càng mạnh mẽ, tấn công phá hủy các bộ phận của cơ thể, đặc biệt là tê liệt tủy sống, nguy cơ cao dẫn đến tử vong.
  • Tổn thương khu thần kinh: Các xoắn khuẩn giang mang có khả năng làm teo dây thần kinh của người bệnh. Đặc biệt là dây thần kinh thị lực dẫn đến suy giảm thị giác, nghiêm trọng hơn là gây mù lòa cho người bệnh.
  • Tổn hại hệ thống mạch máu: Xoắn khuẩn giang mai thâm nhập vào hệ thống mạch máu làm viêm động mạnh. Điều này dẫn đến các biến chứng tắc động mạng, u động mạch chủ cho người bệnh….

Đe dọa chức năng sinh sản

Khi mắc bệnh, các xoắn khuẩn giang mai dễ dàng thâm nhập tàn phá các bộ phận tại cơ quan sinh dục ở cả nam và nữ. Mào tinh, ống dẫn tinh, vòi trứng, buồng trứng, cổ tử cung….

Đây đều là những bộ phận đầu tiên bị tổn thương. Biến chứng của những tổn thương tại cơ quan sinh dục dẫn đến tình trạng vô sinh, hiếm muộn.

biến chứng bệnh giang mai

Phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai có nguy cơ gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Người mẹ có thể bị sảy thai, thai lưu, sinh non. Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị giang mai bẩm sinh, dẫn đến các dị tật thậm chí là tử vong.

Biện pháp phòng tránh bệnh

Bệnh giang mai là bệnh xã hội gây ra nhiều tác động xấu cho người bệnh cũng như cho gia đình và xã hội. Do vậy, mỗi người chúng ta nên nâng cao ý thức phòng bệnh nhằm đẩy lùi các nguy cơ bệnh tật xảy ra. Để làm được điều đó, mỗi người chúng ta nên có các thói quen sau:

Xây dựng đời sống tình dục lành mạnh

Việc quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh. Chính vì vậy, quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy là biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.

Không nên có nhiều bạn tình và sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục giúp bạn tránh xa được nguy cơ lây bệnh. Đồng thời, bạn cần vệ sinh trước và sau khi quan hệ để đảm bảo vùng kín luôn sạch sẽ, tránh lây nhiễm các bệnh khác.

Phụ nữ mang thai cần thăm khám thai định kì

Phụ nữ khi mang thai dẫn đến nội tiết tố có nhiều thay đổi. Việc thăm khám thai định kì giúp phát hiện sớm các nguy cơ bệnh tật cho mẹ và thai nhi. 

Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt

Những thói quen xấu như: lười tắm giặt, lười thay quần áo, sử dụng chung quần áo, đồ dùng cá nhân với người khác là yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh cho bạn.

Do vậy, bạn nên có thói quen tắm giặt hàng ngày, đặc biệt vệ sinh sạch sẽ vùng kín, vệ sinh đúng cách để làm giảm nguy cơ bệnh.

Ngoài ra, việc bạn mặc đồ lót quá chật khiến vùng kín bí bách cũng là cơ hội để các vi khuẩn có môi trường thuận lợi tấn công gây bệnh.

Khám sức khỏe nam khoa, phụ khoa định kì

Ngay cả khi không có những dấu hiệu bất thường xảy ra đối với bạn, bạn vẫn nên đi thăm khám các bệnh phụ khoa, nam khoa định kì để sàng lọc, phát hiện sớm các nguy cơ bệnh giang mai cũng như các loại bệnh viêm nhiễm, bệnh xã hội khác.

Thăm khám sớm giúp bạn phát hiện kịp thời các nguy cơ bệnh để có hướng điều trị phù hợp, hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Chữa bệnh giang mai như thế nào?

Giang mai là một bệnh xã hội rất nguy hiểm, thời gian ủ bệnh tương đối dài. Do vậy, nếu bệnh không được phát hiện và có biện pháp điều trị hiệu quả, các xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào nội tạng người bệnh gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Phương pháp điều trị bệnh giang mai theo từng giai đoạn và đối tượng

Điều trị giang mai giai đoạn đầu

Giang mai nếu được phát hiện ở ngay giai đoạn đầu tiên, bệnh sẽ khá dễ chữa. Đầu tiên, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị bằng thuốc kháng sinh Penicillin.

Đây được xem là loại kháng sinh đặc hiệu được sử dụng phổ biến trong việc chữa trị bệnh giang mai. Trong trường hợp bị dị ứng với các thành phần của thuốc, bạn sẽ được đổi sang kháng sinh khác như doxycycline, azithromycin hoặc ceftriaxone.

thuốc chữa bệnh giang mai

Điều trị giang mai giai đoạn sau

Giai đoạn sau là thời kì bệnh đã phát triển nặng hơn rất nhiều, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho nội tạng và hệ thần kinh của người bệnh.

Lúc này, bạn sẽ được chỉ định thuốc tiêm tĩnh mạch là penicillin mỗi ngày. Trong thời gian điều trị bệnh, bạn cần tránh việc quan hệ tình dục cho đến khi các vết loét trên cơ thể bạn lành hẳn và được sự đồng ý của các bác sĩ.

Điều trị giang mai ở phụ nữ mang thai

Đối với phụ nữ mang thai, penicillin là thuốc kháng sinh an toàn duy nhất có thể được chỉ định sử dụng. Đây cũng là phương pháp điều trị bệnh an toàn, hiệu quả nhất cho cả mẹ và thai nhi thành công nhất.

Nếu người mẹ mang thai nhiễm bệnh, các bác sĩ sẽ thực hiện tiêm 1 hoặc nhiều lần thuốc penicillin. Liều lượng và thời gian điều trị phụ thuộc vào giai đoạn cũng như tình trạng của bệnh. Trong trường hợp người nhiễm bệnh dị ứng với thuốc các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê trước khi tiêm.

chữa trị bệnh giang mai

Chồng của thai phụ cũng cần phải tiến hành xét nghiệm và điều trị giang mai nếu trong 03 tháng gần nhất có quan hệ tình dục với người bệnh. Lúc này, bệnh nhân cần tránh việc quan hệ tình dục cho đến khi kết thúc thai kì.

Điều trị giang mai ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh mắc bệnh do người mẹ bị bệnh truyền cho con qua nhau thai, dây rốn hoặc trong quá trình sinh nở bằng biện pháp sinh thường. Nếu em bé mắc bệnh sẽ được tiến hành điều trị ngay từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi được sinh ra.

  • Trẻ sinh ra có kết quả xét nghiệm là dương tính với phản ứng RPR trong huyết thanh sẽ được các bác sĩ khuyến cáo khám lại mỗi tháng 01 lần. Sau 08 tháng kết quả điều trị là âm tính thì thai nhi đã không còn mắc bệnh và có thể ngừng theo dõi.
  • Nếu kết quả xét nghiệm RPR là âm tính trẻ sẽ được theo dõi khám lại sau từ 01-06 tháng. Sau quá trình theo dõi và điều trị này, nếu kết quả vẫn là âm tính và không có các triệu chứng của bệnh, bạn và gia đình có thể yên tâm vì bé không mắc bệnh giang mai.
  • Kết quả xét nghiệm RPR là dương tính khi em bé được sinh ra sẽ được tiếp tục quan sát và điều trị trong vòng 01 năm sau đó. Sau 01 năm mà kết quả vẫn là dương tính thậm chí có chuyển biến xấu của bệnh thì em bé sẽ được chỉ định điều trị ngay lập tức.
  • Phương pháp điều trị giang mai ở trẻ sơ sinh chủ yếu vẫn là được chỉ định dùng kháng sinh Penicillin.

Bệnh giang mai là bệnh nguy hiểm. Song nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ được điều trị dễ dàng và nhanh chóng.

Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ mình nhiễm bệnh hoặc bạn tình của bạn đã mắc bệnh. Hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành xét nghiệm, sàng lọc nguy cơ để có biện pháp chữa trị hiệu quả.

bác sĩ tư vấn bệnh lý miễn phí

Các phương pháp xét nghiệm bệnh giang mai 

Các phương pháp xét nghiệm bệnh giang mai đang được áp dụng phổ biến hiện nay là:

Xét nghiệm mẫu dịch

Đây là biện pháp được tiến hành khi đã có các triệu chứng lâm sàng rõ ràng của bệnh. Bạn sẽ được các bác sĩ lấy mẫu bệnh tại các vết loét trên cơ thể, soi dưới kính hiển vi nhằm tìm ra các xoắn khuẩn giang mai.

Xét nghiệm mẫu dịch là phương pháp cho kết quả có độ chính xác cao. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ được áp dụng đối với các trường hợp bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là phương pháp được thực hiện khi bệnh không được phát hiện ở giai đoạn đầu. Bước sang giai đoạn 2, các xoắn khuẩn bắt đầu xâm nhập vào các mạch máu của người bệnh.

Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu của người bệnh để xét nghiệm. Đây là biện pháp cho ra kết quả nhanh chóng và chính xác.

xét nghiệm bệnh giang mai

Xét nghiệm RPR và TPHA

Khi có các dấu hiệu cho thấy bị mắc bệnh giang mai bạn sẽ được các bác sĩ chỉ định xét nghiệm RPR và TPHA. Trong đó, RPR là phương pháp xét nghiệm không đặc hiệu, TPHA là xét nghiệm đặc hiệu.

  • Xét nghiệm RPR nếu kết quả là âm tính thì bạn không mắc bệnh, kết quả cho ra là dương tính thì nguy cơ cao bạn đã nhiễm bệnh giang mai. Tuy nhiên, phương pháp xét nghiệm này không phải lúc nào cũng chính xác. Một số trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu, thời gian ủ bệnh lâu đôi khi xét nghiệm RPR vẫn có kết quả là âm tính.
  • Xét nghiệm TPHA: Đây là phương pháp được tiến hành ngay sau khi xét nghiệm RPR cho kết quả là dương tính. Nếu lúc này, xét nghiệm TPHA vẫn cho kết quả dương tính cho thấy rằng bạn có khả năng mắc bệnh rất cao.

xét nghiệm giang mai

Xét nghiệm dịch não tủy

Xét nghiệm dịch não tủy là phương pháp tiến hành khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối với nhiều biến chứng nguy hiểm xảy ra cho người bệnh.

Lúc này, các xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập và tấn công đến hệ thống thần kinh trung ương của bạn, chúng hủy hoại nghiêm trọng hoạt động của hệ thần kinh cũng như đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Chi phí khám chữa bệnh giang mai

Chi phí chữa bệnh giang mai là bao nhiêu? Liệu mình có đủ khả năng để chữa bệnh không? Đây cũng là nỗi lo lắng của rất nhiều người khác.

chi phí chữa bệnh giang mai

Tuy nhiên, chúng tôi lại không thể đưa ra một con số chính xác cho bạn được. Bởi việc khám chữa bệnh còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như:

Tình trạng bệnh

Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu, việc khám chữa bệnh tương đối đơn giản, thời gian điều trị bệnh nhanh chóng thì chi phí khám chữa cũng được giảm bớt đáng kể.

Ngược lại, nếu bạn phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, hoặc bạn trì hoãn việc điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng nặng. Lúc này, cần phải áp dụng các biện pháp chữa trị phức tạp hơn, quá trình điều trị bệnh diễn ra dài hơn. Điều này dẫn đến khi phí khám chữa bệnh tăng lên đáng kể.

Thể trạng của người bệnh

Nếu bạn có sức khỏe tốt, khả năng đề kháng đẩy lùi bệnh tật nhanh thì việc khám chữa sẽ nhanh chóng có kết quả. Ngược lại, bạn mắc phải các loại bệnh viêm nhiễm khác, bạn có cơ thể yếu…dẫn đến quá trình điều trị bị kéo dài ra, kéo theo các chi phí phát sinh khác.

Cơ sở khám chữa bệnh

Chi phí điều trị bệnh tại cơ sở y tế chất lượng cao chắc chắn sẽ cao hơn đối với việc bạn khám chữa tại các địa chỉ y tế kém chất lượng. Bởi, tại các phòng khám chất lượng cao sẽ có đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm.

Hệ thống trang thiết bị cơ sở hạ tầng khang trang, sạch sẽ, hiện đại. Phương pháp khám chữa bệnh tiên tiến, không gây đau đớn cho người bệnh, chất lượng dịch vụ được đảm bảo…..

Tuy nhiên, đừng vì sự chênh lệch phi phí không đáng này mà bạn đánh cược sức khỏe, tính mạng của mình vào các cơ sở y tế kém chất lượng và chuyên môn nghiệp vụ.

Một số chi phí khác

Ngoài những chi phí cơ bản nêu trên thì ngoài ra, quá trình thăm khám chữa trị của bạn cũng kèm theo một số chi phí khác như: ăn ở, sinh hoạt, đi lại, thuốc men…..

Do vậy, bạn hãy căn cứ vào các yếu tố nêu trên để dự trù cho mình một khoản chi phí nhất định, giúp quá trình thăm khám bệnh được thuận lợi, đạt hiệu quả cao.

Địa chỉ chữa bệnh giang mai tốt nhất tại Bắc Ninh

Bệnh xã hội đang là một vấn nạn cực kì nguy hiểm. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh cũng như suy giảm chất lượng cuộc sống gia đình và toàn xã hội.

Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân, cũng như làm giảm thiểu sự quá tải trong khám chữa bệnh tại các bệnh viện công. Rất nhiều các bệnh viện, phòng khám tư nhân đã ra đời.

địa chỉ chữa giang mai

Phòng khám chất lượng cao tại Bắc Ninh có thể kể đến là Phòng Khám Đa Khoa Bắc Ninh. Phòng khám có địa chỉ tại số 248 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Bắc Ninh.

Phòng khám ra đời với sứ mệnh khám chữa các bệnh phụ khoa, nam khoa, các bệnh hậu môn – trực tràng và các bệnh xã hội. Ưu điểm của phòng khám là:

Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm

Đội ngũ y bác sĩ đông đảo, trình độ chuyên môn cao, tận tình trong quá trình khám chữa và điều trị cho người bệnh. 

Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại

  • Hầu hết các máy móc, trang thiết bị y tế được nhập khẩu tại các nước có nền y tế phát triển, đẩy cao hiệu quả khám chữa bệnh. Cơ sở vật chất được xây dựng khang trang, quy mô lớn, đầy đủ các phòng ban chức năng và đều đảm bảo vô trùng.
  • Phương pháp khám chữa bệnh tiên tiến, rút ngắn thời gian điều trị và mang lại hiệu quả nhanh, đồng thời không gây đau đớn cho người bệnh.

Dịch vụ y tế đạt chuẩn

Chất lượng phục vụ luôn mang lại ấn tượng tốt cho người bệnh. Mỗi người bệnh đều được đối xử tiếp đón công bằng, tận tình, không xảy ra vấn đề “phong bì” hay gây khó dễ cho người bệnh.

  •  Mọi chi phí khám chữa đều được công khai minh bạch theo đúng hạng mục điều trị.
  • Ngoài ra, mọi thông tin khám chữa của người bệnh đều được bảo mật tuyệt đối. Giúp người bệnh mạnh dạn chia sẻ các vấn đề gặp phải đối với sức khỏe, hiệu quả khám chữa bệnh được nâng cao rõ rệt.

chữa trị giang mai

Với những thế mạnh vượt trội nêu trên, phòng khám đã và đang thu hút được đông đảo lượt người bệnh đến thăm khám và điều trị. Đẩy lùi và xóa bỏ nhiều nguy cơ bệnh tật, trả lại cho người bệnh cơ thể khỏe mạnh, sự tự tin trong cuộc sống.

Trên đây là những thông tin về bệnh giang mai mà người bệnh cần biết. Hi vọng qua bài viết có thể giúp bạn được hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này từ đó có những phương án điều trị phù hợp. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0865.776.663 để được tư vấn miễn phí.

Nếu bài đọc hữu ích đừng quên chia sẻ nhé!

Bài viết liên quan

Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm có thể gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe và khả năng sinh sản đặc biệt…
Giang mai là một trong những bệnh lý xã hội có tỷ lệ người mắc bệnh cao hiện nay. Các triệu chứng của bệnh thể…
Giang mai giai đoạn 2 là tình trạng bệnh đang trở nặng và đã xuất hiện nhiều triệu chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe…
Phác đồ điều trị giang mai nào tốt nhất hiện nay? Điều trị bệnh giang mai hết bao nhiêu tiền? Đó cũng là những câu hỏi…
Chi phí xét nghiệm giang mai là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Nắm được chi phí không chỉ giúp người bệnh chuẩn…
Săng giang mai được xem là triệu chứng giúp bạn nhận biết bệnh giang mai. Vậy săng giang mai là gì? Có ngứa hay đau…

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !