Tháng 8

Đi tiểu buốt (đái buốt), tiểu rắt, tiểu khó chớ coi thường

Người tham vấn : admin
Ngày viết : 22/05/2020

Đi tiểu buốt (đái buốt), tiểu rắt hay khó tiểu là tình trạng thường gặp ở bất kỳ ai. Đây được xác định là triệu chứng của một số bệnh lý ở bàng quang, tuyến tiền liệt hoặc, nhiễm trùng đường tiểu… Bài viết sau đây, Tuvanbacsi xin chia sẻ với bạn đọc những thông tin xung quanh trình trạng này.

Tiểu buốt, tiểu rắt là dấu hiệu của bệnh gì?

Trình trạng tiểu buốt, tiểu rắt có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, do cấu trúc ống niệu đạo của nữ ngắn hơn nam nên tỉ lệ mắc bệnh cũng cao hơn.

Các chuyên gia y tế cho biết, niệu đạo là ống dẫn giúp đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể. Khi đường niệu đạo gặp vấn đề sẽ gây ra tình trạng tiểu buốt, tiểu khó hay đái dắt. Cụ thể thì tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:

1. Viêm bàng quang gây tiểu buốt, tiểu đau

Một số loại vi khuẩn khi xâm nhập làm đường niệu đạo bị viêm nhiễm và lan tới bang quang gây ra bệnh viêm bàng quang. Triệu chứng thường thấy ở bệnh là đau buốt khi tiểu tiện, tiểu nhiều lần, căng tức vùng bụng dưới….

2. Viêm niệu đạo

Đây là căn bệnh phổ biến dẫn tới tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt. Vi khuẩn khiến ống niệu đạo bị viêm nhiễm, người bệnh khi đi tiểu sẽ có cảm giác nóng rát, đôi khi có mủ trong nước tiểu. Bệnh cũng thường bị nhầm lẫn với bệnh lậu hay chlamydia vì do tình trạng chảy mủ ở vùng kín.

3. Viêm tuyến tiền liệt

Là bệnh lý thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên, người mắc bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như: tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần, đau râm ran vùng bụng dưới. Viêm tuyến tiền liệt cần sớm điều trị, nếu để lâu bệnh rất dễ gây biến chứng lây lan sang các cơ quan lân cận.

>>> Bệnh viện nam khoa tốt nhất tại Bắc Ninh

4. Phì đại tuyến tiền liệt

Bệnh thường thấy ở nam giới, có độ tuổi từ trung niên trở lên. Bệnh khiến niệu đạo bị chèn ép sinh ra tình trạng đi tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu nhỏ giọt. Phì đại tuyến tiền liệt nếu kéo dài quá lâu sẽ gặp khó khăn trong việc điều trị.

5. Tiểu buốt, tiểu đau là dấu hiệu của viêm thận

Đây là một bệnh lý khá nguy hiểm, viêm thận nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của thận. Gây ra tình trạng suy thận, suy giảm khả năng lọc máu. Dấu hiệu chính để nhận biết là tình trạng tiểu buốt, tiểu khó, đau rát khi tiểu tiện…

6. Bệnh lậu

Là một trong số các bệnh xã hội lây lan qua đường tình dục. Bệnh lậu có một số biểu hiện như: tiểu buốt, tiểu rắt, âm vật hay dương vậy chảy mủ trắng đục hoặc màu vàng…

7. Bệnh Clamydia

Đây cũng là một trong số các bệnh lây qua đường tình dục khá nguy hiểm. Bệnh thường không có các triệu chứng rõ ràng. Nhưng theo số liệu thống kê người mắc bệnh thì người bị Chlamydia thường có cảm giác đau khi tiểu, tiểu buốt, chảy dịch mủ…

8. Nguyên nhân khác gây tiểu buốt tiểu rắt

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, thì tình trạng đi tiểu buốt, tiểu rắt cũng có thể do sử dụng một số loại thuốc như: thuốc điều trị ung thư, thuốc chữa viêm bàng quang.

Cùng với đó việc thụt rửa âm đạo không đúng cách, sử dụng cách chất vệ sinh vùng kín gây kích ứng cũng có thể gây ra tình trạng tiểu buốt, tiểu đau.

Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau có nguy hiểm không?

Các bác sĩ cho biết, đây là các triệu chứng bất thường mà người bệnh không được chủ quan. Khi có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt hay đau khi tiểu bạn cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế chuyên khoa. Tại đây các bác sĩ sẽ thăm khám và chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Không nên kéo dài tình trạng này, nếu để lâu có thể xảy ra những hậu quả không đáng có như:

  • Ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, gây mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ…
  • Tiểu buốt, tiểu rắt liên quan trực tiếp tới đường tiết niệu có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như suy thận, viêm bàng quang.
  • Nếu là bệnh về tuyến tiền liệt có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh trùng, khiến “tinh trùng yếu” làm giảm khả năng thụ thai thành công.
  • Tiểu buốt do các bệnh xã hôi gây nên như lậu, chlamydia gây ra. Nếu không sớm điều trị có thể gây vô sinh ở nam và nữ. Ở phụ nữ mang thai có thể lây cho thai nhi dẫn tới viêm màng não, viêm màng tim cực kỳ nguy hiểm.

Chữa tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau như thế nào?

Việc điều trị đái buốt, tiểu rắt hay tiểu khó bằng cách nào, điều đó còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng đó là gì. Vì vậy chúng tôi khuyên người bệnh không nên tự ý điều trị khi chưa có những tư vấn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Cách tốt nhất để chữa trị tận gốc mầm bệnh và đạt hiệu quả tốt nhất. Bạn nên tìm tới các cơ sở y tế để được khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Chữa tiểu buốt do viêm nhiễm

Tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm nặng hay nhẹ mà người bệnh có thể điều trị bằng những loại thuốc khác nhau như: thuốc chống viêm, chống sưng, giảm chứng tiểu buốt.

Cách điều trị này khá an toàn, nhưng cần thời gian để thuốc phát huy tác dụng. Người bệnh cần tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ.

Đối với do bệnh xã hội

Với các bệnh xã hội khác nhau và tùy tình trạng người bệnh đang gặp phải. Bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phụ hợp như: sử dụng thuốc kháng sinh liều cao hoặc truyền thuốc tĩnh mạch.

Chữa tiểu buốt, tiểu rắt bằng chế độ sinh hoạt

Ngoài việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cũng có thể tham khảo một số cách hữu ích sau để giúp cải thiện tình trạng đái buốt, tiểu rắt, giúp bệnh mau khỏi hơn như:

  • Tăng cường bổ sung thêm lượng nước (2lit/ngày).
  • Không nên nhịn tiểu.
  • Ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng.
  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, đặc biệt trước và sau quan hệ.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tránh lây nhiễm bệnh xã hội.

Ngoài ra, khi bị đái buốt, tiểu rắt kèm theo các triệu chứng dưới đây. Người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để được kiểm tra kỹ lượng:

  1. Chảy mủ ở dương vật hay âm đạo.
  2. Tiểu ra máu.
  3. Trong nước tiểu có mủ.
  4. Sốt cao kéo dài.
  5. Đau bên hông hoặc lưng.
  6. Tiểu đau khi đang mang thai.
  7. Đi tiểu nhiều lần.

Trên đây là những thông tin mà Tuvanbacsi muốn chia sẻ tới bạn đọc về tình trạng đi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân. Nếu cần tư vấn và hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua khung chát, bác sĩ sẽ tư vấn miễn phí cho bạn.

Nếu bài đọc hữu ích đừng quên chia sẻ nhé !

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !