Tháng 8

Bệnh lậu: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Người tham vấn : admin
Ngày viết : 18/04/2024

Lậu là một trong số các căn bệnh xã hội nguy hiểm. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Để bạn đọc rõ hơn về bệnh lậu cũng như nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và các vấn đề liên quan. Hãy cùng Tuvanbacsi tìm hiểu về bệnh lậu qua bài viết chia sẻ sau đây.

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu (hay còn gọi là lậu mủ, lậu cầu) có tên tiếng anh là Gonorrhea. Bệnh thuộc nhóm các bệnh xã hội phổ biến hiện nay và có độ nguy hiểm cao.

Bệnh do song cầu khuẩn (vi khuẩn lậu) gây ra, chúng có tên khoa học là Neisseria Gonorrhoeae hay Gonococcus. Bệnh được phân thành 2 loại gồm: lậu cấp tính và lậu mãn tính.

Bệnh lậu có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh và khả năng lây lan nhanh. Đặc biệt là cơ quan sinh sản, lậu có thể dẫn tới vô sinh – hiếm muộn nếu không kịp thời điều trị. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, thường thấy nhất trong độ tuổi từ 17 – 35 (độ tuổi sinh sản).

Nguyên nhân gây bệnh lậu

Vi khuẩn lậu Neisseria Gonorrhoeae là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh. Chúng là một dạng vi khuẩn hình thành theo từng cặp nên còn được gọi là song cầu khuẩn Neisseria gonorhoeae.

Loại vi khuẩn này chỉ có thể sống vài phút khi ra khỏi cơ thể người. Vì thế mà bệnh thường lây qua tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh.

Bệnh lậu lây qua đường nào?

Lậu chỉ có thể lây lan khi tiếp xúc với mầm bệnh. Vì vậy việc hiểu rõ “bệnh lậu lây qua đường nào” sẽ giúp bạn có thể phòng bệnh hiệu quả. Theo chuyên gia y tế cho biết, các con đường lây lan bệnh chủ yếu hiện nay gồm:

1. Bệnh lậu lây qua đường tình dục

Có thể nói đây là con đường lây nhiễm chính khiến bạn bị mắc bệnh lậu. Việc quan hệ tình dục ngay cả khi sử dụng biện pháp an toàn thì bạn vẫn có nguy cơ lây nhiễm. Ngoài ra, việc quan hệ bằng miệng hoặc hậu môn vẫn khiến bạn bị nhiễm bệnh.

2. Lây qua tiếp xúc gián tiếp

Việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân như: bàn chải đánh răng, khăn mặt, bồn tắm, nhà vệ sinh… đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Dù rằng vi khuẩn lậu không sống được lâu bên ngoài môi trường. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với các vật dụng chứa dịch mủ lậu thì tỉ lệ mắc bệnh là rất cao.

3. Lây qua viết thương hở

Khi trên cơ thể có vết thương hở và không may bạn tiếp xúc với mủ lậu, hoặc các vật dụng chứa vi khuẩn lậu thì tỉ lệ nhiễm bệnh là hoàn toàn có thể.

4. Lây từ mẹ sang con

Phụ nữ khi mang thai nếu mắc bệnh lậu thì khả năng lây nhiễm sang con là rất cao. Bệnh có thể lây nhiễm qua cuống rốn hay nước ối, lây nhiễm trong quá trình sinh thường… Bệnh lậu ở trẻ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển trí não và thể chất của trẻ.

5. Lây qua truyền máu

Vi khuẩn lậu có thể ở trong máu, vì thế việc truyền máu, hiến máu cũng được xem là một trong những con đường lây lan bệnh lậu.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

  1. Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn
  2. Quan hệ với nhiều bạn tình.
  3. Đang hoặc đã từng mắc một bệnh xã hội nào đó.

Dấu hiệu của bệnh lậu

Thông thường sau khi nhiễm bệnh từ 10 – 20 ngày, người bệnh sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng. Tuy nhiên, dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới sẽ có những khác biệt so với biểu hiện bệnh lậu ở nữ giới. Cụ thể như sau:

1. Biểu hiện bệnh lậu ở nam giới

Khi nhiễm bệnh, 90% nam giới sẽ xuất hiện các hiểu hiện của bệnh, 10% còn lại do một số nguyên nhân mà không xuất hiện triệu chứng ban đầu. Dưới đây là các biểu hiện bệnh lậu ở nam:

  • Chảy mủ màu vàng hoặc xanh ở đầu dương vật.
  • Tiểu tiện có cảm giác nóng rác, tiểu rắt – buốt.
  • Tinh hoàn bị sưng, đau
  • Xuất tinh ra máu.
  • Đau vùng háng, bị viêm mào tinh hoàn.

2. Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới

Trái ngược với nam giới, các triệu chứng bệnh lậu ở phụ nữ thường rất ít. Đặc biệt là các biểu hiện này thường khá nhẹ và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác. Một số biểu hiện bệnh lậu ở nữ mà bạn cần lưu ý như:

  • Ra nhiều dịch âm đạo bất thường.
  • Ra khí hư trắng đục hay vàng nhạt, khí hư có mùi hôi tanh.
  • Nóng rát khi tiểu tiện, tiểu nhiều lần, tiểu rắt.
  • Chảy máu âm đạo khi chưa tới kỳ kinh.
  • Đau rát khi quan hệ, đau vùng chậu hoặc phần bụng dưới.

3. Triệu chứng có thể gặp ở cả nam và nữ

  • Bệnh lậu ở miệng sẽ có biểu hiện như: viêm họng, đau vòng họng, amidan sưng đỏ hoặc mưng mủ…
  • Lậu ở hậu môn sẽ xuất hiện tình trạng: tiết dịch hậu môn, ngứa hậu môn, đau khi đại tiện, tiêu chảy…
  • Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, sức khỏe giảm sút rõ rệt.

Phụ nữ mắc bệnh lậu về lâu dài có nguy cơ phát triển thành các biến chứng nghiêm trọng hơn do bị nhiễm trùng. Dù là nam hay nữ thì khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào trong số này thì bạn cũng nên đến bác sĩ để kiểm tra và thực hiện xét nghiệm để có kết quả chính xác hơn.

Bệnh lậu nếu kéo dài có thể phát triển gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, khi phát hiện thấy bất kỳ triệu chứng kể trên bạn cần nhanh chóng tới cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và kiểm tra chính xác.

Tác hại của bệnh lậu

Nằm trong số những bệnh xã hội nguy hiểm hiện nay. Bệnh lậu có thể gây ra những tác hại nguy hiểm, đồng thời rất khó lường trước. Cụ thể như:

  1. Bệnh gây suy giảm sinh lý nghiêm trọng đối với người bệnh. Ảnh hưởng tới chức năng sinh lý như: vô sinh, rối loạn cương dương, liệt dương, xuất tinh sớm…
  2. Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xã hội khác, nguyên nhân là bệnh đã làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm khả năng đề kháng của cơ thể.
  3. Dễ mắc các bệnh về phụ khoa, nam khoa như: viêm túi tinh, viêm buồng trứng, viêm mào tinh hoàn, viêm vùng chậu….
  4. Tăng nguy cơ bị vô sinh – hiếm muộn do bệnh tác động trực tiếp tới cơ quan sinh sản của người bệnh. Làm ảnh hưởng chất lượng tinh trùng, tắc vòi trứng, ung thư….
  5. Bệnh lậu ảnh hưởng tới thai nhi do mẹ bị lậu, trẻ có nguy cơ mù lòa hay dị tật trong quá trình sinh thường.
  6. Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể lây lan tới đường máu gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng.

Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh lậu

Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường và nghi ngờ mình mắc bệnh lậu. Bạn nên tới ngay các cơ sở  chuyên khoa về bệnh xã hội để được bác sĩ chuẩn đoán, đồng thời thực hiện một số xét nghiệm lậu để có kết quả chính xác nhất.

Người bệnh sẽ được bác sĩ khám lâm sàng, dựa trên các triệu chứng mà bạn gặp phải, cùng một số vấn đề như: tiểu sử quan hệ tình dục, sinh hoạt chung với người bị lậu… Bác sĩ sẽ chuẩn đoán và chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm lậu cần thiết.

Các phương pháp xét nghiệm bệnh lậu hiện nay:

Hiện nay, có 3 phương pháp xét nghiệm được áp dụng để kiểm tra bệnh lậu. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

1. Xét nghiệm khuếch đại axid nucleic (NAAT)

Là phương pháp xét nghiệm di truyền được phát triển vào năm 1993. Cách xét nghiệm này được đề nghị cho các trường hợp bệnh lậu tiết niệu hoặc sinh dục với độ chính xác cao và nhanh chóng.

Bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm từ âm đạo, cổ tử cung (ở nữ) hoặc niệu đạo (ở nam). Sau đó tiến hành tìm kiếm mẫu DNA của vi khuẩn lậu. Xét nghiệm lậu NAAT cho kết quả chỉ sau vài giờ, người bệnh có thể nhận kết quả trong vòng từ 1 – 2 ngày.

2. Nuôi cấy vi khuẩn

Là cách xét nghiệm bệnh lậu cho hiệu quả cao, đặc biệt với các trường hợp bị lậu ở trực tràng, mắt, cổ họng hay cơ quan sinh dục. Bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh, sau đó nuôi cấy trong điều kiện phù hợp để phát triển vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae.

Nếu phát hiện sự tăng trường của vi khuẩn lậu chứng tỏ bạn đã dương tính với bệnh. Ngược lại, nếu không có sự phát triển đồng nghĩa với việc âm tính.

Không chỉ giúp kiểm tra bệnh, phương pháp xét nghiệm lậu này còn rất quan trọng trong việc điều trị bệnh về sau. Nuôi cấy vi khuẩn có thể giúp bác sĩ xác định xem vi khuẩn lậu có kháng với loại thuốc kháng sinh nào không. Qua đó sẽ lên phác đồ điều trị bệnh lậu hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, việc nuôi cấy vi khuẩn rất khó khăn cần đáp ứng nhiều yếu tố như nhiệt độ, môi trường… Với các cơ sở không chuyên dễ dẫn tới sai kết quả xét nghiệm. Thông thường để đưa ra kết quả của xét nghiệm nuôi cấy cần từ 5 – 7 ngày.

3. Nhuộm gram

Là kỹ thuật sử dụng thuốc nhuộm đặc biệt để nhuộm các thành phần của vi khuẩn khiến chúng nổi bật khi soi trên kính hiển vi. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ áp dụng để chuẩn đoán bệnh lậu ở nam giới. Mẫu bệnh phẩm thường là mẫu ở niệu đạo hoặc nước tiểu đầu dòng (tầm 20 – 30ml).

Nhuộm gram ở nữ thường kém chính xác do vi khuẩn lậu lan tỏa ra nhiều vị trí. Khi nhuộm gram vô tình nhuộm nhiều loại vi khuẩn khác nhau (có cả vi khuẩn có lợi). Kết quả của xét nghiệm nhuộm gram thường sẽ có sau từ 2 – 3 ngày.

Điều trị bệnh lậu

Bệnh lậu chữa khỏi được không? Chữa lậu bằng cách nào tốt nhất? Đó luôn là vấn đề người bệnh quan tâm hàng đầu. Theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội cho biết bệnh lậu hoàn toàn có thể chữa khỏi.

Tuy nhiên, nếu để quá lâu mới điều trị hoặc bệnh đã chuyển sang lậu mãn tính thì việc chữa trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Dưới đây là một số các chữa bệnh lậu đạt hiệu quả cao mà người bệnh có thể tham khảo.

1. Chữa bệnh lậu bằng thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống hoặc tiêm là cách chữa bệnh lậu phổ biến hiện nay. Dựa trên kết quả xét nghiệm bệnh và tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc thích hợp để tiêu diện vi khuẩn lậu.

Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh lậu như:

  • Thuốc tiêm (1 liều): Spectinomycin 2g, Ceftriaxone 250mg, Cefotaxime 1g…
  • Thuốc uống (1 liều): Azithromycin 500mg, Cefixim 400mg, Ciprofloxacin 500mg…
  • Thuốc uống (7 ngày): Erythromycin 500mg hoặc Tetraxyclin 500mg 4viên/ ngày, Doxycyclin 100mg 2viên/ ngày.

Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để điều trị. Sử dụng thuốc sai cách, không có chỉ định và theo dõi của bác sĩ có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Hiện nay, rất nhiều trường hợp vi khuẩn lậu có thể kháng được một số loại thuốc điều trị. Với tình trạng bệnh nặng hoặc chuyển sang mãn tính thì điều trị bằng thuốc sẽ tốn rất nhiều thời gian, chi phí, độ hiệu quả lại không cao.

2. Chữa lậu bằng kỹ thuật phục hồi gen DHA

Phương pháp DHA được đánh giá là cách điều trị bệnh lậu tiên tiến nhất hiện nay. Kỹ thuật này được áp dụng trên khắp thế giới, với độ hiệu quả cao. Thích hợp áp dụng cho cả lậu mãn tính và cấp tính, không gây biến chứng, giảm thời gian điều trị.

Nguyên lý của phương pháp DHA:

Kỹ thuật DHA sử dụng sóng điện từ tạo ra bức xạ nhiệt với năng lượng cực lớn. Nhằm thẩm thấu sâu vào các mô bệnh để tiêu diệt tận gốc vi khuẩn lậu.

Đồng thời công nghệ DHA có khả năng định vị và phá hủy nguyên thể DNA của vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae. Nhờ thế mà ngăn chặn khả năng tái phát bệnh trở lại, giúp các tế bào mau hồi phục, đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều trị.

Ưu điểm của phương pháp DHA:

  • Tiêu diệt triệt để mần bệnh, ngăn ngừa tỉ lệ tái phát bệnh.
  • Phương pháp chữa bệnh lậu hiệu quả cao, không gây tác dụng phụ.
  • Hỗ trợ hồi phục hệ miễn dịch, giảm thời gian điều trị bệnh.
  • Là phương pháp có tỉ lệ cao chữa khỏi bệnh lậu hoàn toàn.

Lưu ý giúp điều trị bệnh lậu nhanh khỏi

Để đạt kết quả điều trị tốt nhất liên quan rất nhiều tới ý thức của người bệnh. Vì thế trong quá trình chữa trị bạn cần lưu ý tới các vấn đề sau:

  • Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị mà bác sĩ đã chỉ định.
  • Không quan hệ tình dục trong quá trình điều trị, tránh lây lan cho bạn tình.
  • Nên đưa cả bạn tình đi xét nghiệm lậu để tránh tình trạng nhiễm bệnh về sau.
  • Bổ sung lượng nước từ 1 – 2 lít/ngày nhằm thúc đẩy quá trình bài tiết giúp đưa vi khuẩn lậu ra ngoài.

Chi phí chữa bệnh lậu

Chữa bệnh lậu hết bao nhiêu tiền hay chi phí chữa bệnh lậu luôn là vấn đề cốt lõi để người bệnh xác định mức tiền cần chi trả. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá coi trọng vì điều trên hết là lựa chọn địa chỉ chữa bệnh lậu hiệu quả, chất lượng.

Việc tìm kiếm các cơ sở chữa bệnh với chi phí quá rẻ so với thị trường đôi khi không phải là lựa chọn sáng suốt. Lý do là vì đây có thể là các cơ sở kém chất lượng, khám chữa bệnh chui nên mới có giá rẻ. Điều trị lậu tại các cơ sở như thế đôi khi khiến bạn tiền mất mà bệnh tình còn nghiêm trọng hơn.

Các chuyên gia y tế cho biết, để đưa ra con số cụ thể về mức chi phí chữa bệnh lậu là không thể. Bởi việc điều trị bệnh lậu hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

1. Chi phí khám lâm sàng

Một số triệu chứng bệnh lậu cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác. Do đó người bệnh cần được thăm khám lâm sàng, kiểm tra để xác định chính xác bệnh lý đang mắc phải.

Chi phí khám lâm sàng ở mỗi cơ sở y tế thường khác nhau nhưng cũng không quá đắt đỏ. Chi phí này có thể từ 200.000 – 300.000 VNĐ.

2. Chi phí xét nghiệm bệnh lậu

Hiện nay, có nhiều phương pháp xét nghiệm bệnh lậu như chúng tôi đã nêu ở trên. Mỗi phương pháp sẽ có mức chi phí khác nhau.

Ngoài ra, trong trường hợp kết quả xét nghiệm chưa đủ để kết luận thì người bệnh có thể yêu cầu thực hiện thêm các cách xét nghiệm lậu khác.

3. Tình trạng bệnh nặng hay nhẹ

Chi phí chữa bệnh phụ thuộc khá nhiều và tình trạng bệnh mà bạn đang gặp phải. Nếu bệnh nhẹ việc điều trị cũng nhanh chóng và tốn ít chi phí hơn. Ngược lại, nếu bệnh đã quá nặng đồng nghĩa thời gian, chi phí điều trị cũng tăng theo.

Do đó, để giảm tối đa chi phí chữa bệnh cách tốt nhất là bạn hãy chữa bệnh ngay khi phát hiện ở giai đoạn đầu.

4. Tình trạng sức khỏe người bệnh

Không chỉ có tình trạng bệnh mà tình trạng sức khỏe của bạn cũng quyết định tới mức chi phí chữa bệnh lậu là bao nhiêu. Với người có thể trạng tốt, sức đề kháng cao, cơ thể có thể tự sản sinh ra kháng thể chống lại sự phát triển của bệnh. Việc này giúp quá trình điều trị thuận lợi và thời gian hồi phục nhanh chóng.

Với trường hợp người bệnh có sức khỏe kém, đề kháng yếu khiến cơ thể không có khả năng kháng lại sự phát triển của vi khuẩn. Đồng nghĩa với việc thời gian điều trị và hồi phục kéo dài khiến bạn tốn thêm chi phí.

5. Phương pháp điều trị bệnh

Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh thường chi phí sẽ thấp hơn so với việc bạn sử dụng phương pháp DHA kết hợp với thuốc. Tuy nhiên, độ hiệu quả hay khả năng chống tái phát của việc dùng thuốc không thể bằng kỹ thuật DHA.

6. Chi phí tái khám

Sau khi điều trị thành công, bạn vẫn cần được theo dõi về mức độ hồi phục và khả năng tái phát bệnh. Bạn cần đến cơ sở y tế để bác sĩ tái khám kiểm tra, đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới chi phí chữa bệnh.

7. Địa chỉ khám, chữa bệnh

Nếu bạn lựa chọn các địa chỉ chữa bệnh uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi với các phương pháp điều trị hiện đại thì chắc chắn mức chi phí sẽ cao hơn. Nhưng việc này sẽ giúp bạn đảm bảo độ an toàn trong khi điều trị, cùng với đó là kết quả xét nghiệm, chẩn đoán sẽ chính xác hơn.

Tiêu chí lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh lậu

Chữa bệnh lậu ở đâu tốt nhất? Nên lựa chọn địa chỉ chữa lậu như thế nào? Việc điều trị bệnh có đạt hiệu quả tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề bạn lựa chọn địa chỉ nào để chữa bệnh.

Một địa chỉ khám chữa lậu uy tín, chất lượng cần đảm bảo các tiêu chí sau đây:

  1. Là cơ sở y tế, phòng khám được nhà nước cấp phép hoạt động.
  2. Địa chỉ có đầy đủ các trang thiết bị y tế đạt tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu khám chữa.
  3. Phương pháp xét nghiệm, điều trị bệnh tiên tiến hiện nay.
  4. Có đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm.
  5. Dịch vụ y tế chuyên nghiệp, chu đáo.
  6. Chi phí khám chữa bệnh hợp lý, có nhiều ưu đãi hỗ trợ bệnh nhân.
  7. Bảo mật thông tin người bệnh tuyệt đối.

Nếu bạn đang sinh sống hay làm việc tại Bắc Ninh, có thể tìm tới Phòng Khám Đa Khoa Bắc Ninh. Đây là địa chỉ chuyên về các bệnh xã hội. Với phương pháp điều trị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giỏi sẽ giúp bạn mau chóng khỏi bệnh trong thời gian ngắn nhất.

Cách phòng tránh bệnh lậu

Để tránh khỏi căn bệnh xã hội nguy hiểm này, cách tốt nhất là bạn cần có kiến thức về phòng tránh bệnh. Việc phòng bệnh tuy không thể ngăn chặn bệnh hoàn toàn. Nhưng nó giúp bạn giảm khả năng lây nhiễm tới mức tối đa, cụ thể như:

  • Quan hệ tình dục an toàn, quan hệ thủy chung với 1 bạn tình duy nhất.
  • Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ ngoài luồng, hạn chế quan hệ bằng miệng hay hậu môn.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, đặc biệt các vật dụng tại nhà tắm công cộng, nhà nghỉ, khách sạn…
  • Phòng ngừa lây bệnh sang thai nhi, chị em cần chú ý khám sức khỏe trong quá trình mang thai.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/lần để kiểm tra tổng quát.
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, tập thể dục để tăng cường sức đề kháng.

Trên đây là những thông tin về bệnh lậu cũng như nguyên nhân, biểu hiện triệu chứng và cách điều trị bệnh. Hi vọng qua bài viết có thể giúp bạn đọc có thêm kiến thức hữu ích về căn bệnh này. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn miễn phí.

Nếu bài đọc hữu ích đừng quên chia sẻ nhé!

Bài viết liên quan

Bệnh lậu có lây không và lây lan qua đường nào? Đây cũng là vấn đề được nhiều người bệnh và những người xung quanh…
Bệnh lậu là căn bệnh có mức độ lây nhiễm nhanh chóng, có biến chứng nguy hiểm đồng thời có nguy cơ tái phát bệnh…
Trước khi phát bệnh, bệnh lậu sẽ có một khoảng thời gian ủ bệnh. Vậy thời gian ủ bệnh lậu là bao lâu? Hãy cùng…
Lậu là một trong số các bệnh lây lan qua đường tình dục với khả năng gây tổn thương và ảnh hưởng sức khỏe rất…
Bệnh lậu là một trong số các bệnh xã hội có khả năng lây lan rất nhanh, đồng thời bệnh cũng gây ra nhiều ảnh…
Bị lậu có vô sinh không, bệnh lậu nguy hiểm như thế nào, bệnh lậu có chữa khỏi được không? Đó cũng là những vấn…

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !